Cách phòng tránh và sơ cứu tai nạn đuổi nước trong mùa hè

Theo báo cáo của ngành Y tế, mỗi năm có hàng nghìn trẻ em và người lớn gặp tai nạn đuối nước. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước, nhất là vào điểm mùa hè như hiện nay. Cùng Phòng Khám Đa Khoa Việt Nhật tìm hiểu các cách phòng tránh và sơ cứu người bị đuối nước trong mùa hè này nhé.

Nguyên nhân gây đuổi nước

Nguyên nhân gây đuối nước thường xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt đối với trẻ em, điều này có thể do tính hiếu động và tò mò của trẻ. Có thể không nhận ra nguy hiểm và chơi đùa gần nước mà không biết bơi. Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân có thể do tính thích nghịch nước hoặc sự bất cẩn của gia đình trong việc giám sát trẻ.

Môi trường sống chung quanh cũng có vai trò quan trọng trong gây ra tai nạn đuối nước. Các yếu tố nguy cơ như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng không có nắp đậy an toàn hoặc không có biển báo nguy hiểm. Ngoài ra, sông, hồ, suối, ao nước không được rào chắn cũng là nguồn nguy hiểm. Một số tình huống nguy hiểm khác có thể xuất hiện do xây dựng công trình không an toàn hoặc hoạt động đào bới khai thác cát, đất đá mà không có biện pháp bảo vệ, để lại các hố ao sâu không được rào chắn.

Đuối nước là vấn đề cần được lưu ý hơn tng mùa hè
Đuối nước là vấn đề cần được lưu ý hơn tng mùa hè

Tai nạn đuối nước có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Một phần do ngạt nước, khi người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã đầu vào chậu nước hoặc bồn tắm. Ngất đột ngột khi tiếp xúc với nước cũng có thể gây tai nạn. Lặn sâu dưới nước mà không nổi lên kịp cũng là nguyên nhân gây đuối nước. Bơi quá mệt, mất nhiệt cơ thể do nước lạnh hoặc bị chuột rút rồi ngất đi cũng có thể dẫn đến tai nạn đuối nước.

Ngoài ra, cần xác định các yếu tố nguy cơ trong môi trường sống và thực hiện biện pháp an toàn như lắp đặt nắp đậy an toàn, rào chắn hoặc đặt biển báo nguy hiểm. Sự nhận thức về nguy hiểm của nước cũng rất quan trọng để mọi người tỉnh táo và đề phòng tai nạn đuối nước.

Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

Phòng tránh tai nạn đuối nước là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Dưới đây là một số biện pháp để tránh tai nạn đuối nước:

  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi như sông, suối, ao, hồ, bể nước, miệng giếng… không có nắp đậy an toàn. Bên cạnh đó, cần tránh xa các hố ao sâu như hố lấy đất làm gạch ngói, hố vôi tôi, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu.
Cần có người giám sát trẻ em khi tiếp xúc với nước
Cần có người giám sát trẻ em khi tiếp xúc với nước
  • Nên hiểu về sự nguy hiểm của nước và những nơi có thể gây nguy hiểm. Và học cách xác định các vùng nước an toàn và không an toàn, cũng như về tác động của nước lên cơ thể. Nên tham gia các khóa học bơi lội để họ có thể tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với nước.
  • Đối với trẻ em, cần có người giám sát trẻ em khi tiếp xúc với nước, đặc biệt là khi đi tắm hoặc chơi gần khu vực có nước. Người lớn nên luôn ở gần và quan sát trẻ.

Cách sơ cứu người bị đuối nước

Khi gặp tai nạn đuối nước, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Đưa nạn nhân ra khỏi nước: 

Hãy nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách sử dụng cánh tay, cây sào dài hoặc ném phao có dây thừng để nạn nhân nắm và kéo lên bờ một cách an toàn. Nếu có sẵn, bạn cũng có thể ném một sợi dây dài từ bờ để nạn nhân nắm và kéo lên hoặc sử dụng các phương pháp vớt nạn nhân lên bờ.

  • Đặt nạn nhân nằm thoáng khí: 

Sau khi đưa nạn nhân ra khỏi nước, hãy đặt nạn nhân nằm ở một chỗ thoáng khí.

 

  • Kiểm tra hô hấp và tuần hoàn:

Quan sát lồng ngực để kiểm tra xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành thực hiện các động tác cấp cứu CPR (ấn tim phổi) ngay lập tức. Đặt lòng bàn tay ở giữa ngực của nạn nhân, khoảng 2 ngón tay trên xương ức. Thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực ở tốc độ 100-120 lần mỗi phút.

Sơ cứu đuối nước đúng cách
Sơ cứu đuối nước đúng cách

Sau mỗi 30 ấn tim, thực hiện 2 hơi thở nhân tạo qua miệng của nạn nhân. Tiếp tục các động tác cấp cứu này trong khoảng 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không. Kiểm tra môi xem có màu hồng không, có phản ứng khi kích thích đau không. Nếu không thấy dấu hiệu thở hoặc phản ứng, hãy tiếp tục thực hiện CPR và đồng thời chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  • Đảm bảo thoát khỏi chất nôn và giữ ấm: 

Nếu nạn nhân còn thở, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra. Cởi bỏ quần áo ướt và đắp tấm khăn khô lên người nạn nhân để giữ ấm.

  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: 

Hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục sau sơ cứu. Nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi đuối nước, do đó, việc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế là cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trong tình huống tai nạn đuối nước, việc nhanh chóng và chính xác thực hiện các biện pháp trên có thể cứu sống nạn nhân và giảm thiểu hậu quả đáng tiếc. 

Tuy bệnh nhân đã được cứu thành công, nhưng những hậu quả mà đuổi nước gây nên có thể rất nặng nề: suy hô hấp, viêm phổi, tổn thương não, mất cân bằng dịch thể,… Nên để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, người bệnh nên đi khám tại cơ sở uy tín để có biện pháp phòng tránh và chữa trị di chứng của đuối nước nhanh chóng, hiệu quả. 

Hệ thống Phòng khám Đa khoa Việt Nhật gồm 2 cơ sở tại Hưng Yên
Hệ thống Phòng khám Đa khoa Việt Nhật gồm 2 cơ sở tại Hưng Yên

Nếu bạn đang tìm một phòng khám uy tín, Phòng Khám Đa Khoa Việt Nhật đảm bảo sẽ là đơn vị y tế đáng tin cậy cho bạn, bởi:

  • Phòng khám được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến, giúp việc chuẩn bệnh cho bệnh nhân có độ chính xác cao.
  • Các y bác sĩ có thâm niên, kinh nghiêm cao, đều là Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư được mời về từ các bệnh viện công hàng đầu như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Nhi Trung ương…
  • Dịch vụ khám, chữa bệnh chuyên nghiệp, thân thân thiện, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Nếu bạn có nhu cầu khám sức khoẻ hay đặt lịch tới khám, xin vui lòng gọi vào số hotline 0988.548.026 – 0914.963.000 để được tư vấn tận tình.